Biểu đồ Pareto (Pareto chart) là gì? Ý nghĩa và cách lập biểu đồ
Các dữ liệu thu thập được muốn phân tích chính xác cần sử dụng biểu đồ Pareto. Vậy cụ thể điểm mạnh của biểu đồ Pareto (Pareto chart) là gì? Trong nền kinh tế việc sử dụng Pareto sẽ đem lại lợi thế phân tích như nào cho nhà đầu tư. Hiệu quả cụ thể của Pareto sẽ được chúng tôi bật mí cụ thể dưới đây.
Biểu đồ Pareto (Pareto chart) là gì?
Biểu đồ Pareto (Pareto chart) là một dạng đồ thị hình cột phản ánh các số liệu, dữ liệu thu thập được và được phân loại từ cao tới thấp. Cách phân loại này sẽ cho các nhà phân tích biết được đâu là vấn đề nên ưu tiên giải quyết trước.
Ý nghĩa của biểu đồ Pareto
Biểu đồ Pareto đóng góp vai trò quan trọng trong việc phân tích thị trường, phương pháp này hỗ trợ:
- Doanh nghiệp/cá nhân phân loại được đâu là công việc quan trọng cần ưu tiên và công việc nào có thể giải quyết sau. Điều này hỗ trợ việc đánh giá hiệu quả tiến độ công việc, thúc đẩy doanh nghiệp gia tăng sản xuất.
- Tối ưu hóa được hiệu quả, năng suất và rủi ro có thể xảy ra.
- Xác định được chính xác mục tiêu, hiệu quả, tiết kiệm được thời gian và tiền bạc
- Hỗ trợ doanh nghiệp định hướng phát triển bền vững
Xem thêm:
- Biểu đồ hộp là gì? Đặc trưng và ví dụ cụ thể Box Plot
- Biến độc lập và biến phụ thuộc là gì? Quan hệ như thế nào?
Biểu đồ Pareto Chart được sử dụng trong điều kiện nào?
Không phải trường hợp nào cũng có thể sử dụng biểu đồ Pareto để giải quyết. Biểu đồ này chỉ nên áp dụng trong trường hợp sự việc đa nhân tố tác động. Thông qua hoạt động phân tích bạn sẽ nắm được đâu là hiệu quả tích cực cần xử lý gấp.
Nếu như doanh nghiệp đã xác định được đâu là vấn đề lớn cần giải quyết. Nhưng lại không phát hiện được nguyên nhân chính dẫn tới hậu quả và không biết nên giải quyết bắt đầu từ đâu. Chọn lựa biểu đồ Pareto Chart sẽ giúp các doanh nghiệp đưa ra được nên tháo gỡ vướng mắc từ giai đoạn nào. Từ đó nâng cao chất lượng xử lý công việc và thúc đẩy doanh nghiệp phát triển bền vững.
Lợi ích của Pareto Chart
Biểu đồ Pareto đem lại rất nhiều lợi ích không chỉ cho doanh nghiệp, nhà lãnh đạo mà còn cho chính các cá nhân. Cụ thể như sau:
Đối với doanh nghiệp: sử dụng biểu đồ Pareto để phân bổ nguồn lực tài chính và nhân sự sẽ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển bền vững. Việc tập trung vào giải quyết một vấn đề trước mắt sẽ tạo cơ hội để doanh nghiệp cải tiến và đạt được doanh thu cao.
Đối với lãnh đạo: việc phân định được đâu là vấn đề cần ưu tiên giải quyết sẽ thúc đẩy lãnh đạo khẳng định được tài năng quản lý của mình. Lãnh đạo cũng dễ dàng nắm bắt được tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
Đối với cá nhân: các nhân viên sẽ được phân công rõ ràng công việc cụ thể. Từ đó đem lại hiệu quả xử lý tốt công việc được giao. Doanh nghiệp/công ty cũng từ đó phát triển tăng trưởng đều.
Hướng dẫn các bước thực hiện vẽ và phân tích pareto
Để sử dụng biểu đồ Pareto hiệu quả nhất, các bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn chi tiết sau.
Có thể bạn quan tâm: Hệ số biến thiên là gì? Ý nghĩa ra sao?
Vẽ biểu đồ pareto
Vẽ biểu đồ Pareto là bước quan trọng nhất để bạn có được bản đồ Pareto hoàn chỉnh để phân tích vấn đề. Để giúp bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về cách vẽ biểu đồ Pareto chúng ta sẽ đi cụ thể vào ví dụ như sau:
Vấn đề |
Số lần |
Vấn đề A |
43 |
Vấn đề B |
23 |
Vấn đề C |
25 |
Vấn đề D |
54 |
Vấn đề E |
15 |
Bước 1: Sắp xếp theo thứ tự giảm dần
Đầu tiên bạn cần phải sắp xếp các dữ liệu, các vấn đề với tần suất theo thứ tự giảm dần. Sau khi sắp xếp dữ liệu theo thứ tự giảm dần ta có bảng sau
Vấn đề |
Số lần |
Vấn đề D |
54 |
Vấn đề A |
43 |
Vấn đề C |
25 |
Vấn đề B |
23 |
Vấn đề E |
15 |
Vấn đề F |
12 |
Bước 2. Tính giá trị phần trăm mỗi vấn đề
Biểu đồ Pareto thể hiện phần trăm của từng loại hình dữ liệu, vấn đề. Do đó bạn cần tính phần trăm của số lần vấn đề chia cho tất cả số lần xảy ra vấn đề. Kết quả sẽ được như sau:
Vấn đề |
Số lần |
Tỷ lệ% |
Vấn đề D |
54 |
29.7 |
Vấn đề A |
43 |
23.6 |
Vấn đề C |
25 |
13.7 |
Vấn đề B |
23 |
12.6 |
Vấn đề E |
15 |
8.2 |
Vấn đề F |
12 |
6.6 |
Tổng |
152 |
100.0 |
Bước 3. Tính giá trị phần trăm tích lũy mỗi vấn đề
Tiếp theo đó chúng ta sẽ tính tỷ lệ phần trăm tích lũy của vấn đề theo công thức sau:
%Tích lũy vấn đề n = %Tích lũy vấn đề n-1 + %Vấn đề n
- %Tích lũy Vấn đề A=%Vấn đề A
- % Tích lũy Vấn đề C= %Tích lũy Vấn đề A + %Vấn đề C
- % Tích lũy Vấn đề B= %Tích lũy vấn đề C+ %Vấn đề B
Ta sẽ được kết quả như sau:
Vấn đề |
Số lần |
Tỷ lệ% |
Tỷ lệ tích lũy % |
Vấn đề D |
54 |
29.7 |
29.7 |
Vấn đề A |
43 |
23.6 |
53.3 |
Vấn đề C |
25 |
13.7 |
67.1 |
Vấn đề B |
23 |
12.6 |
79.7 |
Vấn đề E |
15 |
8.2 |
94.5 |
Vấn đề F |
12 |
6.6 |
100.0 |
Tổng |
152 |
100.0 |
Bước 4. Vẽ biểu đồ pareto
Biểu đồ Pareto sẽ được thực hiện vẽ như sau:
- Chọn data vẽ là thông tin về “Vấn đề – Số lần – Tỷ lệ tích lũy %”
- Chọn Insert => Charts => Column (Các bạn chọn biểu đồ cột 2D nhé)
Tiếp theo ta sẽ chuyển dạng biểu đồ: Đối tượng “Tỷ lệ tích lũy %” dạng đường và “Số lần” dạng cột
Sau đó, chuyển đôi tượng “Tỷ lệ tích lũy %” sang trục bên phải bằng cách: Chọn “Chuột phải” => Properties => Format data series => Click chọn “Secondary axis”
Sau đó chúng ta điều chỉnh lại giá trị Min và Max của 2 trục tung. Trong đó Trục tung hiển thị số lần có giá trị Max là tổng số lần các vấn đề xảy ra. Giá trị Min bằng 0.
Trục tung hiển thị phần trăm có giá trị Max 100% và Min là 0%. Ta được kết quả sau:
Tiếp theo chúng ta sẽ kéo đường tỷ lệ tích lũy về 0 bằng cách chèn thêm 1 hàng giá trị “0%” vào data biểu đồ̀. Tiếp đó tăng độ rộng của các cột với thao tácChuột phải vào cột => Chọn “Format data series” => Chỉnh giá trị Gap Width về 0%
Tiếp theo sẽ là kéo giá trị “Tỷ lệ tích lũy” của vấn đề A về góc phải cột số lần vấn đề A bằng cách Click chuột vào Danh sách các vấn đề => Chọn Axes=>Secondary horizontal Axis =>Show left to right axis.
Tiếp tục: Chuột phải vào danh sách vấn đề phía trên vừa hiện ra. Sau đó chọn “Format Axis” =>”“One tick mark” => Close
Cuối cùng ta được kết quả bản đồ Pareto như sau:
Phân tích Pareto
Tiến hành phân tích biểu đồ Pareto bằng cách từ trục phần trăm bên phải kẻ đường thẳng tại vị trí 80%.
Khi đó, đường thẳng sẽ cắt đường phần trăm tích lũy tại vị trí nào ta sẽ kẻ đường vuông góc xuống cắt cột vấn đề. Tất cả các vấn đề nằm bên trái đường thẳng sẽ là các vấn đề chiếm tới 80% hậu quả chung cần phải được giải quyết gấp.
Kết luận
Như vậy chúng tôi đã giúp bạn hiểu biểu đồ Pareto (Pareto chart) là gì và cách thức vẽ biểu đồ. Mong rằng những chia sẻ này sẽ đem lại cho bạn thông tin hữu ích để áp dụng tiến hành vào phát triển doanh nghiệp của bạn.
Thông tin được biên tập bởi: taichinh24h.com.vn
source https://taichinh24h.com.vn/bieu-do-pareto-chart/
Nhận xét
Đăng nhận xét