Nợ tín dụng là gì? Các nhóm nợ ngân hàng và ảnh hưởng ra sao?

“Có nợ phải trả” là một lẽ thường thấy trong cuộc sống. Nhưng tuy nhiên trong một số trường hợp người vay lại không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ sẽ bị ngân hàng, tổ chức tín dụng liệt vào các nhóm nợ xấu. Vậy có các nhóm nợ ngân hàng nào? Được phân loại ra sao?

Cùng tìm hiểu qua nội dung bài  viết.

Nợ tín dụng là gì?

Nợ tín dụng là khoản ngân hàng và các tổ chức tài chính kê vào lịch sử tín dụng của bạn khi bạn vay của các tổ chức này từ nhiều nguồn như thẻ tín dụng, các sản phẩm vay tín dụng, vay vốn, vay tín chấp,…

Nợ tín dụng là gì?
Nợ tín dụng là gì?

Sau khi bạn thanh toán dần các khoản nợ này, phần nợ còn lại sẽ được gọi là dư nợ tín dụng. Cho tới khi bạn thanh toán hết, dư nợ tín dụng sẽ bằng 0. Dư nợ tín dụng sẽ là căn cứ để các tổ chức tài chính đánh giá uy tín của bạn.

Khi khách hàng có dấu hiệu nợ khó đòi, nợ xấu… thì hồ sơ của họ sẽ được ngân hàng hoặc hệ thống CIC phân loại các nhóm nợ ngân hàng từ 1 đến 5. Rồi từ nhóm nợ ngân hàng này, họ sẽ có những đánh giá phân loại nợ xấu sau đó.

Phân loại các nhóm nợ ngân hàng

Các nhóm nợ ngân hàng hiện nay được đánh giá từ nhóm 1 đến nhóm 5 dựa theo hệ thống CIC. Nếu bạn thuộc nhóm 1,2 thì coi như là an toàn. Nhóm 3, 4, 5 là sẽ thuộc vào nhóm nợ xấu.

Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn

Tiêu chuẩn đánh giá nhóm nợ này bao gồm nhưng tiêu chí:

  • Khoản nợ vẫn đang trong thời hạn thanh toán và vẫn có khả năng thu hồi vốn và lãi cao.
  • Khoản nợ quá hạn 10 ngày những vẫn được đánh giá là có khả năng thu hồi được đầy đủ những khoản vốn, lãi, tiền phạt…theo hợp đồng quy định.
  • Nhóm nợ này có thời hạn xem xét để vay ngay chỉ trong 10 ngày.

Nhóm 2: Nhóm nợ cần chú ý

Nhóm nợ ngân hàng 2 cần chú ý cũng có những quy chuẩn như:

  • Khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày.
  • Khoản nợ có sự cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu.
  • Đối với nhóm 2, thời gian có thể xem xét vay ngay là sau 12 tháng.
Phân loại các nhóm nợ ngân hàng
Phân loại các nhóm nợ ngân hàng hiện nay

Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn

Nhóm nợ này bao gồm những đặc điểm như sau:

  • Thời hạn quá hạn món nợ từ 91 đến 180 ngày.
  • Có sự cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn ban đầu được cơ cấu.
  • Nợ có sự cơ cấu thời hạn trả nợ lần đầu lần thứ 2.
  • Nợ được miễn giảm hoặc giảm lãi cho khách hàng khi không đủ khả năng trả lãi như ban đầu hợp đồng đề ra.
  • Đối với nhóm nợ 3 – dưới tiêu chuẩn cần mất 5 năm để có thể xem xét vay ngay.

Nhóm 4: Nợ nghi ngờ

Nhóm nợ này bao gồm:

  • Có nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày.
  • Có sự cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 60 đến 90 ngày theo thời hạn ban đầu được cơ cấu.
  • Có sự cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần hai quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn cơ cấu lần hai.
  • Tương tự như nhóm 3, ở đây có thể xem xét sau 5 năm.

Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn

Đối với nhóm nợ 5 – nợ có khả năng mất vốn bao gồm:

  • Sở hữu khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.
  • Có sự cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn ban đầu được cơ cấu.
  • Có sự cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần hai quá hạn trên 30 ngày theo thời hạn cơ cấu lần hai.
  • Khoản nợ có lần cơ cấu thứ ba trở lên, không kể khoản nợ đã quá hạn hay chưa.
  • Ở nhóm 5, thời hạn có thể xem xét vay ngay cũng là sau 5 năm.

Hậu quả của “nợ tín dụng” quá hạn

Nếu bạn ngày càng nợ nhiều hoặc nợ quá hạn lâu để rơi vào nhóm 3 trở lên thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng và dài lâu. Cụ thể là:

  • Không có cơ hội tiếp cận vốn hay phát sinh thêm bất kỳ khoản vay ở tất cả các ngân hàng, tổ chức tài chính hợp pháp, có uy tín.
  • Không được sử dụng thẻ tín dụng.
  • Dù bạn có thanh toán đầy đủ sau khi quá hạn một thời gian quá lâu đi nữa, muốn vay tín dụng lại sẽ rất khó khăn để các tổ chức tài chính duyệt hồ sơ. Sẽ mất khoản thời gian dài mới có thể được gỡ “nợ xấu”
  • Có nguy cơ bị mất tài sản đảm bảo như tiền gửi tiết kiệm ở ngân hàng nếu bạn không chi trả đầy đủ khoản vay.

Kết luận

Trên đây là 5 nhóm nợ ngân hàng thường gặp nhất hiện nay. Theo bài viết, thì chúng ta cũng có thể nhìn thấy rằng nhóm 3, 4 và 5 sẽ bị ngân hàng xét vào nhóm nợ xấu. Do đó, hãy cố gắng tạo nên một lịch sử thanh toán đẹp để không gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn trong tương lai nhé!

Thông tin được biên tập bởi: taichinh24h.com.vn

5/5 - (1 bình chọn)


source https://taichinh24h.com.vn/cac-nhom-no-ngan-hang/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Biểu đồ Pareto (Pareto chart) là gì? Ý nghĩa và cách lập biểu đồ

Sideway là gì? Cách xác định xu hướng Sideway trong Chứng khoán

Giám định bảo hiểm y tế là gì? Quy trình giám định bảo hiểm y tế