Vốn lưu động là gì? Cách tính vốn lưu động chủ doanh nghiệp nên biết

Vốn lưu động là một công cụ tuyệt vời để cho các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp được duy trì một cách bình thường. Vậy vốn lưu động là gì? Cách tính vốn lưu động đúng cách sẽ là những điều mà bất kỳ chủ doanh nghiệp kinh doanh nào cũng phải biết để quản lý cũng như duy trì hoạt động của doanh nghiệp của mình. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng Tài Chính 24h tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Vốn lưu động là gì?

Vốn lưu động trong tiếng anh được biết tới đến thuật nhữ là: “Working Capital”. Đây là một thước đo tài chính đại diện cho thanh khoản vận hành của các tổ chức, doanh nghiệp. Đến cả chính phủ cũng có sự tồn tại của vốn lưu động trong quá trình vận hành.

Trong quá trình kinh doanh, vốn lưu động sẽ chính là số tiền mà doanh nghiệp, tổ chức đó ứng trước để có thể tiện cho việc mua sắm các nguyên liệu, trang thiết bị… để hình thành tài sản lưu động thường xuyên, cần thiết của doanh nghiệp.

Tính chất của vốn lưu động là cố thời hạn sử dụng khá ngắn nên vốn lưu động cũng luôn luân chuyển và tạo thành các hình thái khác nhau trong suốt quá trình hoạt động sản xuất của các tổ chức, doanh nghiệp.

Vốn lưu động
Vốn lưu động là gì?

Vốn lưu động sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quy mô hoạt động. Các doanh nghiệp, tổ chức nếu muốn mở rộng quy mô hoạt động thì kêu gọi, huy động nguồn vốn là một điều cần thiết. Nó sẽ tạo cho doanh nghiệp năm bắt được cơ hội, tạo ra thế cạnh trang, tác động đến cả giá thành sản phẩm sản xuất ra.

Việc quản lý nguồn vốn lưu động đòi hỏi tổ chức, doanh nghiệp phải sát sao hơn trong việc quản lý hàng tồn kho, các khoản thu – chi phải trả và tiền mặt. 

Cách tính vốn lưu động

Cách tính vốn lưu động sẽ giúp cho doanh nghiệp xác định được có khả năng thực hiện nghĩa vụ đó trong thời gian ngắn hạn hay không, khoảng thời gian để làm được điều đó cũng như dự trù được các kinh phí vận hành sắp tới củ tổ chức, doanh nghiệp.

Vốn lưu động là một trong những yếu tố quan trọng để vận hành doanh nghiệp một cách trơn tru hơn. Với ít hoặc không có vốn lưu động, tương lai và các hoạt động sản xuất kế tiếp của doanh nghiệp sẽ phải gặp không ít khó khăn, thử thách.

Cách tính vốn lưu động sẽ được biểu thị qua công thức:

  • Vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn.
Cách tính vốn lưu động
Cách tính vốn lưu động cho các doanh nghiệp

Tính tài sản ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn được hiểu là khoản tiền mà doanh nghiệp đó có thể quy đổi thành tiền mặt trong một năm. Nhưng khoản tài sản ngắn hạn này biểu hiện bởi các khoản phải thu, chi trí trả trước, hàng tồn kho…

Để lấy số liệu tài sản ngắn hạn, bạn cần tìm thông tin trong bảng cân đối kế toán của công ty. Tài liệu này sẽ có mục tổng tài sản ngắn hạn tương ứng.

Tính nợ ngắn hạn

Một yếu tố quan trọng trong cách tính vốn lưu động đó là quan tấm đến tính nợ ngắn hạn. Nợ ngắn hạn được hiểu là tổng hợp những khoản chi tiêu phải thanh toán trong vòng một năm. Chúng biểu thị bởi: các khoản phải thanh toán, dồn tích, các khoản vay ngắn hạn…

Cũng tương tự như tài sản ngăn hạn, nợ ngắn hạn cũng sẽ có mặt trong bảng cân đối của kế toán công ty.

Tính vốn lưu động

Sau khi ta lấy hiệu của tài sản ngăn hạn với vốn lưu động chúng ta sẽ nhận được kết của của vốn lưu động. Số vốn lưu động này lớn hay nhỏ phụ thuộc rất nhiều vào hai yếu tố cấu thành lên nó.

Trong trường hợp nếu nợ ngắn hạn lớn hơn tài sản ngắn hạn sẽ dấn tới việc vốn lưu động bị thiếu hụt. Đây là tín hiệu cảnh báo rằng công ty sắp rơi vào cảnh vỡ nợ. Để giải quyết khủng hoảng này, các công ty thường sẽ tìm đến các nguồn vốn dài hạn khác để xoay sở.

Trên đây là những kiến thức về vốn lưu động cũng như cách tính vốn lưu động mà chúng tôi cung cấp. Nếu bạn là chủ doanh nghiệp, bạn phải luôn luôn nắm bắt được tình hình vốn lưu động để có hướng đi thích hợp cho tổ chức của riêng bạn.

Nguồn bài viết: Vốn lưu động là gì? Cách tính vốn lưu động chủ doanh nghiệp nên biết



source https://taichinh24h.com.vn/cach-tinh-von-luu-dong/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Biểu đồ Pareto (Pareto chart) là gì? Ý nghĩa và cách lập biểu đồ

Sideway là gì? Cách xác định xu hướng Sideway trong Chứng khoán

Giám định bảo hiểm y tế là gì? Quy trình giám định bảo hiểm y tế