BVPS là gì? Ý nghĩa và công thức tính chỉ số BVPS
Cùng Tài Chính 24H tìm hiểu về phân tích về chỉ số BVPS – giá trị sổ sách cổ phiếu trong tài chính, kinh doanh để hiểu rõ hơn về thuật ngữ thường được sử dụng này. Cũng như có thêm nguồn kiến thức bổ ích sau này bạn có thể cần đến chúng.
BVPS là gì?
BVPS có tên tiếng Anh đầy đủ là Book Value Per Share có nghĩa là giá trị sổ sách tính trên một cổ phiếu.
Cụ thể, Book Value là giá trị sổ sách chứa đựng tổng giá trị của tài sản sau khi thanh toán hết nợ của doanh nghiệp và không bao gồm các tài sản vô hình. Nếu trường hợp đơn vị, doanh nghiệp bị phá sản thì Book Value chính là số tiền còn lại mà các cổ đông sẽ được nhận.
Share có nghĩa là tổng số cổ phiếu của doanh nghiệp đang được lưu hành trên thị trường.
BVPS là gì?
Ý nghĩa của BVPS
Ý nghĩa của BVPS được thể hiện thông qua các thông tin:
- Giúp so sánh giá cổ phiếu trên thị trường và giá cổ phiếu BVPS của một doanh nghiệp. Nếu giá trị sổ sách BVPS nhỏ hơn giá cổ phiếu trên thị trường chứng tỏ bạn đang mua cổ phiếu cao hơn giá trị thật. Nếu BVPS cao hơn giá cổ phiếu trên thị trường thì chứng tỏ doanh nghiệp đang bị định giá thấp hơn so với thực tế.
- Được áp dụng dùng trong công thức tính chỉ số P/B, chỉ số P/B là một trong những chỉ số quan trọng trong chứng khoán mà mọi nhà đầu tư luôn quan tâm.
- BVPS tăng dần sẽ thể hiện cổ phiếu của doanh nghiệp đang nâng dần giá trị của mình lên.
Công thức tính BVPS
Sau khi biết được BVPS – giá trị sổ sách là gì, nó có ý nghĩa ra sao trong lĩnh vực tài chính. Chúng ta tiếp tục tìm hiểu đến công thức tính BVPS, sẽ có 2 công thức được áp dụng khi nhà đầu tư muốn tính BVPS
BVPS = (Vốn chủ sở hữu – Tài sản vô hình) / Tổng số lượng cổ phiếu đang lưu hành
Hoặc:
BVPS = (Tổng tài sản – Tài sản vô hình – Tổng nợ) / Tổng số lượng cổ phiếu đang lưu hành
Trong đó:
- Vốn chủ sở hữu: Bao gồm tổng tài sản – tổng số nợ phải trả.
- Tổng tài sản: Bao gồm vốn chủ sở hữu + tổng nợ phải trả.
- Nợ phải trả: Bao gồm các khoản nợ ngắn và dài hạn.
- Tài sản vô hình: Là tài sản không có hình thái vật chất ví dụ như hợp đồng, bằng chứng nhận, bằng sáng chế,vv…
Những hạn chế của giá trị sổ sách
– Giá trị sổ sách của cổ phiếu BVPS sẽ không được tính toán các thiết bị máy móc để làm thế chấp khoản vay.
– Giá trị của BVPS sẽ được thống kê và báo cáo vào 1 khoảng thời gian nào đó trong quá khứ. Vì vậy nhà đầu tư không thể theo dõi giá trị của một cổ phiếu tại thời điểm hiện tại hay biết được tương lai.
– Giá trị sổ sách của một cổ phiếu BVPS cũng sẽ chịu tác động của giá trị tài sản hữu hình. Với các tài sản này khi bị hao mòn sẽ không được tính vào nên sẽ dẫn đến làm giá trị sổ sách cao hơn thực tế.
– Một hạn chế nữa là khi BVPS cao hơn hay thấp hơn giá thị trường của cổ phiếu chưa chắc có thể đánh giá được doanh nghiệp đó có tiềm năng hay không. Sẽ có trường hợp doanh nghiệp bị định giá thấp hơn so với giá trị thật và trường hợp ngược lại là có các doanh nghiệp có giá cổ phiếu thị trường quá cao so với giá trị thật.
Những hạn chế của giá trị sổ sách
Chỉ số P/B là gì?
P/B là hệ số giá trị sổ sách có liên quan đến BVPS. Mục đích giúp so sánh giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp trên thị trường và giá trị sổ sách thực tế của doanh nghiệp.
Công thức tính chỉ số P/B như sau:
P/B = Giá thị trường của cổ phiếu / Giá trị sổ sách trên một cổ phiếu
Hoặc
P/B = Vốn hóa cổ phiếu / Giá trị sổ sách
Trong đó: Vốn hóa cổ phiếu bao gồm tổng giá trị thị trường của số cổ phiếu đang lưu hành.
Phân tích giá trị cổ phiếu theo P/B
Dựa vào giá trị cổ phiếu theo P/B, bạn có thể định giá cổ phiếu của doanh nghiệp cũng như tình hình kinh doanh thông qua các chỉ số:
- P/B > 1: Thể hiện giá trị cổ phiếu trên thị trường > giá trị sổ sách.
- P/B = 1: Thể hiện giá trị cổ phiếu trên thị trường = giá trị sổ sách.
- P/B < 1: Thể hiện giá trị cổ phiếu trên thị trường < giá trị sổ sách.
Nếu giá trị P/B thể hiện ở mức cao: Nghĩa là giá trị của doanh nghiệp thấp, doanh nghiệp đó sẽ có nhiều tài sản vô hình hoặc đang vay nợ, tăng khả năng xoay vốn để phát triển, nâng cao sản xuất.
Nếu giá trị P/B thể hiện ở mức thấp: Nghĩa là giá trị tài sản của doanh nghiệp lớn, ít đi vay nợ và chủ yếu dùng số vốn của mình để phát triển, kinh doanh sản xuất.
Tổng kết
Hy vọng qua bài viết mà Tài Chính 24H tổng hợp, bạn đọc có thể hiểu chi tiết hơn về giá trị sổ sách BVPS là gì cùng các nội dung liên quan đến khái niệm lĩnh vực này. Nếu bạn là 1 nhà đầu tư và đang tìm hiểu về lĩnh vực chứng khoán, tài chính thì đây cũng là 1 nội dung đáng để tham khảo. Chúc các bạn thành công!
source https://taichinh24h.com.vn/bvps/
Nhận xét
Đăng nhận xét