Thặng dư là gì? Nguồn gốc, bản chất của giá trị thặng dư
Nếu bạn đã từng học qua môn Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin thì chắc hẳn đã từng nghe đến “Thặng dư”. Thế nhưng bạn đã hiểu rõ thặng dư là gì? Nguồn gốc, bản chất của giá trị thặng dư như thế nào chưa? Nếu chưa thì hãy để Tài Chính 24H giải đáp tất cả các thắc mắc của bạn trong bài viết sau đây.
Thặng dư là gì?
Thặng dư là số tiền chênh lệch giữa giá trị hàng hóa mang lại cho chủ sở hữu trừ đi số tiền mà chủ sở hữu đã chi ra để sản xuất loại hàng hóa đó.
Giá trị thặng dư là gì?
Giá trị thặng dư là mức độ dôi ra ngoài giá trị lao động mà công nhân tạo ra nhưng bị nhà tư bản chiếm không. Giá trị thặng dư là nguồn gốc để hình thành lên thu nhập của các nhà tư bản và các giai cấp bóc lột trong chủ nghĩa tư bản.
Thông qua giá trị thặng dư thì có thể thấy rằng bản chất của tư bản chủ nghĩa là bóc lột sức lao động để tạo nên nhiều thặng dư hơn cho mình. Việc họ bóc lột càng nhiều thì giá trị thặng dư sẽ được tạo ra càng cao.
Ví dụ về giá trị thặng dư: Xưởng A thuê 1 anh công nhân và trả cho anh mức lương là 30.000VND/giờ. Thế nhưng thực tế trong một giờ anh công nhân đó tạo ra giá trị sản phẩm là 50.000VND. Như vậy số tiền chênh lệch 20.000VND chính là thặng dư.
Công thức giá trị thặng dư là T – H – T’. Ý nghĩa của công thức này như sau: Ban đầu nhà tư bản sẽ có tiền rồi dùng tiền để tạo ra hàng hóa, cuối cùng sẽ bán hàng hóa đi để tạo ra lượng tiền cao hơn so với ban đầu.
Bản chất của thặng dư
Mác đã nghiên cứu giá trị thặng dư dưới góc độ hao phí lao động. Trong đó người đi làm thuê sẽ tạo ra giá trị nhiều hơn chi phí thực tế mà họ nhận được. Còn nhà tư bản thì bóc lột công sức lao động của người lao động để tạo ra nhiều giá trị thặng dư cho mình. Bóc lột càng nhiều thì giá trị thặng dư sẽ càng cao.
Bởi vậy mà người nghèo thì mãi nghèo còn người giàu lại càng giàu hơn. Chỉ khi loại bỏ được sự bóc lột thì nhà tư bản mới chi trả cho người lao động được toàn bộ giá trị họ tạo ra.
Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị thặng dư
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giá trị thặng dư như:
- Năng suất lao động
- Thời gian lao động
- Cường độ lao động
- Công nghệ sản xuất
- Thiết bị, máy móc
- Vốn
- Trình độ quản lý
Ngày nay thay vì tăng cường độ lao động chân tay như ngày xưa thì các doanh nghiệp sẽ tập trung vào đầu tư máy móc thiết bị công nghệ hiện đại. Việc sử dụng trí óc sẽ tạo ra năng suất lao động cao hơn và giá trị sản phẩm được tạo nên cũng cao hơn.
Thực tế trong xã hội giá trị thặng dư thời nào cũng có, trước kia giá trị thặng dư tạo ra dựa trên sự bóc lột sức lao động của con người. Còn ngày nay, giá trị thặng dư sẽ được tạo ra dựa trên máy móc, công nghệ thông tin, tri thức con người. Giá trị thặng dư vẫn sẽ được tạo ra nhưng sẽ không kéo dài thời gian và cường độ lao động của con người.
Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư
Để thu được giá trị thặng dư thì có 2 phương pháp sản xuất sau đây:
Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối
Giá trị thặng dư tuyệt đối là việc tạo ra giá trị thặng dư bằng cách kéo dài thời gian lao động vượt quá giới hạn thời gian lao động cần thiết. Ngày lao động kéo dài còn thời gian lao động thì không thay đổi, dẫn đến thời gian lao động thặng dư sẽ tăng lên.
Tóm lại đây là phương pháp kéo dài thời gian lao động thặng dư thế nhưng năng suất, giá trị và thời gian lao động tất yếu không thay đổi.
Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối
Giá trị thặng dư tương đối là việc tạo ra giá trị thặng dư bằng cách rút ngắn thời gian lao động tất yếu dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động. Khi tăng năng suất lao động sẽ làm cho giá trị sức lao động giảm và thời gian lao động cần thiết cũng giảm theo.
Khi độ dài của ngày lao động không thay đổi, thời gian lao động cần thiết giảm thì dẫn đến sẽ làm tăng thời gian lao động thặng dư.
Tóm lại, đây là phương pháp rút ngắn thời gian lao động tất yếu dựa vào việc hạ thấp giá trị sức lao động, tăng thời gian lao động thặng dư với giá trị của ngày lao động và cường độ lao động không thay đổi.
Tổng kết
Có thể thấy rằng khái niệm thặng dư đã có từ rất lâu và cho đến nay giá trị thặng dư vẫn luôn tồn tại, chỉ khác ở phương pháp tạo ra nó. Giá trị thặng dư chính là tiền đề để cho các doanh nghiệp tăng quy mô sản xuất và các lĩnh vực kinh doanh. Hy vọng những thông tin mà Tài Chính 24H đã chia sẻ trên đây là hữu ích với bạn.
source https://taichinh24h.com.vn/thang-du/
Nhận xét
Đăng nhận xét