Ma trận EFE (External Factor Evaluation Matrix) là gì? Ví dụ EFE

Ma trận EFE là mô hình mang đến nhiều lợi ích, tính ứng dụng cao trong các doanh nghiệp. Là công cụ phân tích môi trường bên ngoài giúp đánh giá nhiều yếu tố khách quan và tổng quan thuộc nhiều cấp độ.

Bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ giải thích chi tiết hơn về ma trận EFE là gì và các bước xây dựng ma trận EFE để bạn đọc theo dõi nhé!

Ma trận EFE là gì?

EFE là tên viết tắt của External Factor Evaluation Matrix với tên gọi là ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài hoặc ma trận đánh giá các yếu tố ngoại vi. Ma trận EFE giúp phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài với các yếu tố thuộc các cấp độ của môi trường thế giới, môi trường vĩ mô và môi trường ngành.

Tìm hiểu ma trận EFE (External Factor Evaluation Matrix) là gì?
Tìm hiểu ma trận EFE (External Factor Evaluation Matrix) là gì?

Thông qua ma trận EFE thông minh này, các nhà quản trị doanh nghiệp có thể đánh giá, phân tích và nhận định về những cơ hội, nguy cơ có thể xảy ra trong doanh nghiệp. Từ đó sẽ có những giải pháp, cách làm việc hợp lý, mang lại hiệu quả cao.

Xem thêm:

Các bước xây dựng ma trận EFE

Ma trận EFE sẽ được xây dựng thông qua 4 bước chính: Xác định các yếu tố quan trọng, ấn định chỉ số tầm quan trọng (trọng số), đánh giá tác động của từng yếu tố (Hệ số phản ứng) và tính điểm và tổng điểm.

Bước 1: Xác định các yếu tố quan trọng

Để xác định các yếu tố quan trọng, doanh nghiệp của bạn cần đưa ra 10 đến 20 yếu tố có vai trò quan trong quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp. Thông qua đánh giá từ các số liệu được nghiên nghiên cứu một cách chi tiết. Những yếu tố này sẽ bao gồm các cơ hội, rủi ro mà công ty, doanh nghiệp kinh doanh của bạn có thể gặp phải.

Bước 2: Ấn định chỉ số tầm quan trọng (trọng số)

Khi đã xác định được các yếu tố ở bước 1. Doanh nghiệp sẽ tiến hành đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố này với mức độ từ 0 đến 1 (với mức độ từ không quan trọng đến rất quan trọng). Việc đánh giá dựa trên sự khách quan, các số liệu thực tế và được làm việc theo hội đồng vì tính quan trọng của nó.

Để đánh giá số liệu mang tính khách quan và chính xác nhất, doanh nghiệp cần so sánh số liệu của đơn vị mình với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong ngành. Những doanh nghiệp thành công và thất bại, yếu tố nào giúp một doanh nghiệp thành công hay nguyên nhân nào khiến một doanh nghiệp thất bại. Nên đánh giá chi tiết và cặn kẽ nhất.

Mức độ quan trọng của các yếu tố có thể khác hoặc trùng nhau nhưng phải đảm bảo rằng tổng tầm quan trọng của các yếu tố phải bằng 1.

Bước 3: Đánh giá tác động của từng yếu tố (Hệ số phản ứng)

Đánh giá tác động của từng yếu tố trong doanh nghiệp rất quan trọng. Bởi chúng quyết định đến mô hình, cách thức mà doanh nghiệp bạn đang kinh doanh, đầu tư có mang lại hiệu quả hay không.

Mức độ tác độ sẽ được đánh giá theo thang điểm từ 1 đến 4 tương ứng với các mức tác động:

  • 1-  Phản ứng ở mức độ ít.
  • 2- Phản ứng ở mức độ trung bình.
  • 3- Phản ứng ở mức độ trên trung bình.
  • 4-  Phản ứng ở mức độ tốt.

Bước 4: Tính điểm và tổng điểm

Để tính điểm và tổng điểm quan trọng của từng yếu tố, bạn sẽ nhân chỉ số tầm quan trọng với mức độ ảnh hưởng. Đây là điểm số quan trọng của doanh nghiệp để xác định quy trình kinh doanh, làm việc.

Dù là doanh nghiệp đang phát triển tốt hay các doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh. Thì tổng điểm của doanh nghiệp đó cũng chỉ nằm trong khoảng 1 đến 4 điểm. Giá trị của tổng điểm này sẽ là tiêu chí giúp đánh giá được mức độ phản ứng của doanh nghiệp đối với các cơ hội và thách thức.

  • Nếu tổng điểm của doanh nghiệp bằng 1 chứng tỏ các chiến lược, đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp này đang chưa hiệu quả và chưa đối phó được với các thách thức của thị trường.
  • Nếu tổng điểm của doanh nghiệp bằng 2 chứng tỏ các chính sách, chiến lược của doanh nghiệp đang ở mức trung bình. Chưa phát huy được hết những cơ hội trong kinh doanh và cách đối phó với các mối đe dọa vẫn còn hạn chế.
  • Nếu tổng điểm của doanh nghiệp bằng 4, mức cao nhất trong việc đánh giá tác động của từng yếu tố. Chứng tỏ doanh nghiệp đang có một chiến lược kinh doanh hiệu quả và tận dụng được hết tối đa được các cơ hội, đối phó được nhiều tình huống trong kinh doanh của doanh nghiệp mình.

Có thể bạn quan tâm: Mã vạch là gì? Phân loại và cách sử dụng mã vạch

Ví dụ về ma trận EFE

Để hiểu chi tiết hơn về doanh nghiệp. Bạn hãy xem ví dụ cụ thể về ma trận EFE của một công ty dưới đây:

Các yếu tố bên ngoài chủ yếu

Tầm quan trọng

Trọng số

Tính điểm

Cải cách thuế

0,1

3

0,3

Tăng chi phí cho bảo hiểm

0,09

2

0,18

Công nghệ thay đổi

0,04

2

0,08

Tăng lãi suất

0,1

2

0,2

Sự dịch chuyển dân số từ vùng này sang vùng khác

0,14

4

0,56

Thay đổi hành vi , lối sống

0,09

3

0,27

Những phụ nữ có việc làm

0,07

3

0,21

Khách hàng là nam giới

     

Nhân khẩu thay đổi trong cơ cấu gia đình

0,1

4

0,4

Thị trường ở chu kỳ suy thoái

0,12

3

0,36

Các nhóm dân tộc

0,15

1

0,15

Cạnh tranh khốc liệt hơn

     

Tổng cộng điểm

   

2,71

Theo thống kê, tổng số điểm quan trọng của công ty là 2,71. Cho thấy các chiến lược, quy trình mà công ty đang triển khai phản ứng với các yếu tố bên ngoài chỉ ở mức trung bình.

Kết luận

Qua bài viết trên, chúng tôi đã cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích nhất về ma trận EFE là gì cũng như các bước xây dựng ma trận EFE hiệu quả, chính xác. Hy vọng bạn sẽ có thêm 1 lượng kiến thức về lĩnh vực này và có thể áp dụng ma trận EFE thông minh một cách tối ưu nhất vào công việc hay doanh nghiệp mà mình đang tham gia nhé. Chúc các bạn thành công!

Thông tin được biên tập bởi: taichinh24h.com.vn

5/5 - (1 bình chọn)


source https://taichinh24h.com.vn/ma-tran-efe/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Biểu đồ Pareto (Pareto chart) là gì? Ý nghĩa và cách lập biểu đồ

Sideway là gì? Cách xác định xu hướng Sideway trong Chứng khoán

Giám định bảo hiểm y tế là gì? Quy trình giám định bảo hiểm y tế