Quy trình tín dụng (Credit Procedures) là gì? Phân tích ra sao?
Quy trình tín dụng là quy trình không thể thiếu khi thực hiện cấp tín dụng cho khách hàng. Mỗi một ngân hàng sẽ có một quy trình tín dụng khác nhau. Nhưng về bản chất thì vẫn dựa trên sơ đồ quy trình nhất định.
Bài chia sẻ dưới đây sẽ bật mí chi tiết quy trình tín dụng (Credit Procedures) là gì và những vấn đề xoay quanh tín dụng có thể bạn cần biết.
Quy trình tín dụng là gì?
Quy trình tín dụng được hiểu đơn giản là bảng tổng hợp mô tả tất cả các công việc mà ngân hàng cần thực hiện từ khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng tới khi thẩm định, quyết định cho vay, giải ngân, thu nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng.
Quy trình tín dụng cần phải được thiết kế mạch lạc theo trật tự nhất định. Đồng thời phải có quan hệ chặt chẽ gắn bó với nhau để giải quyết một vấn đề nhất định.
Xem thêm:
- Tín dụng ngân hàng là gì? Đặc điểm và vai trò của tín dụng ngân hàng
- Đáo hạn là gì? Các hình thức đáo hạn ngân hàng mà bạn cần biết
Ý nghĩa của quy trình tín dụng
Quy trình tín dụng có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả và quản lý của ngân hàng.
- Về hiệu quả: quy trình tín dụng rõ ràng, hợp lý sẽ giúp cho ngân hàng nâng cao chất lượng tín dụng. Đồng thời hỗ trợ làm giảm thiểu rủi ro tín dụng có thể xảy ra.
- Về quản lý: quy trình tín dụng cụ thể sẽ là cơ sở để phân định quyền, trách nhiệm cho các bộ phận hoạt động tín dụng. Đây cũng là cơ sở để từ đó thiết lập các hồ sơ, thủ tục vay vốn nhanh hơn.
Nhìn chung thì để quản lý tốt các hoạt động tín dụng cần phải xây dựng bộ quy trình tín dụng rõ ràng, minh bạch và cần phải đảm bảo tuân thủ đúng bộ quy trình đã được phê duyệt
Sơ đồ quy trình tín dụng tại các ngân hàng hiện nay
Quy trình tín dụng cơ bản sẽ được thể hiện theo sơ đồ dưới đây:
Một quy trình tín dụng căn bản
Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quy trình tín dụng là gì và các thành phần liên quan chúng ta sẽ đi vào phân tích chi tiết từng bước.
Bước 1: Lập hồ sơ vay vốn
Mỗi một hình thức vay tín dụng khác nhau sẽ có một hồ sơ vay với các giấy tờ khác nhau. Nhưng hồ sơ vay vốn cơ bản sẽ bao gồm:
Hồ sơ pháp lý
- Đối với doanh nghiệp: Cần Giấy phép thành lập, Chứng nhận đăng ký kinh doanh, Quyết định bổ nhiệm giám đốc, Nghị quyết hội đồng thành viên/hội đồng quản trị,…
- Đối với cá nhân: Hộ khẩu, chứng minh thư/Căn cước công dân
Hồ sơ tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh: Kế hoạch sản xuất kinh doanh trong kỳ, Hợp đồng kinh tế, Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh,…
Hồ sơ vay vốn: Giấy đề nghị vay vốn, Dự án/Phương án sản xuất kinh doanh,…
Bước 2: Phân tích tín dụng
Phân tích tín dụng xác định khả năng hiện tại và tương lai của khách hàng trong hoạt động sử dụng vốn và hoàn trả nợ vay:
- Hạn chế tình trạng thông tin không cân xứng
- Đánh giá chính sách mức độ rủi ro của khách hàng
- Đánh giá chính xác nhu cầu vay vốn của khách hàng
Bước 3: Quyết định tín dụng
Quyết định tín dụng chính là quyết định chấp thuận hay không chấp thuận cho vay đối với một hồ sơ. Khi đưa ra quyết định thì nội dung quyết định sẽ là:
- Trường hợp từ đối: Ngân hàng sẽ đưa ra văn bản thông báo và nêu lý do từ chối
- Trường hợp chấp thuận: Quyết định cho vay sẽ gồm các nội dung về mức cho vay, thời hạn vay, lãi suất cho vay.
Bước 4: Giải ngân
Giải ngân là nghiệp vụ cấp tiền cho khách hàng trên cơ sở mức tín dụng đã cam kết cụ thể trong hợp đồng.
Nguyên tắc giải ngân: Hoạt động giải ngân phải gắn liền với sự vận động tiền tệ nhằm kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng và đảm bảo khả năng thu nợ. Hoạt động này cũng cần phải tạo sự thuận lợi tránh gây phiền hà cho công việc sản xuất kinh doanh của khách hàng.
Bước 5: Giám sát tín dụng
Giám sát tín dụng sẽ làm giảm tổn thất tín dụng thông qua việc phát hiện và đánh giá vấn đề sớm nhất có thể. Đồng thời cũng tạo tác động hỗ trợ phát hiện những cơ hội kinh doanh mới.
Bước 6: Thanh lý tín dụng
- Thu hồi, gia hạn nợ
- Thanh lý tín dụng
Có thể bạn quan tâm: Điểm tín dụng là gì ? Tại sao điểm tín dụng lại quan trọng khi vay tín chấp
Các phương pháp Thẩm định tín dụng
Trong quy trình tín dụng, giai đoạn thẩm định tín dụng là giai đoạn quan trọng nhất. Quá trình thẩm định sẽ phải đánh giá được mức độ tin cậy và hiệu quả của phương án. Đồng thời đánh giá được mức độ rủi ro của khoản tín dụng.
Để tiến hành thẩm định tín dụng có thể áp dụng các phương pháp sau:
Phương pháp 5C
Phương pháp 5C chính là:
- Character (Uy tín, thái độ của người vay)
- Capacity (Năng lực của người vay)
- Capital (Vốn)
- Collateral (Tài sản đảm bảo)
- Conditions (Điều kiện khác)
Thẩm định tư cách pháp lý
Thẩm định tư cách pháp lý chính là
- Thẩm định tư cách pháp nhân của KHDN, năng lực hành vi dân sự của KHCN
- Tra cứu CIC khả năng được vay vốn hoặc hạn chế vay vốn của khách hàng
- Thẩm định thẩm quyền của người trực tiếp ký kết hợp đồng tín dụng
Thẩm định năng lực tài chính
Đánh giá năng lực tài chính của khách hàng thông qua:
- Phân tích báo cáo tài chính
- Tổng hợp mức thu nhập
- Thẩm định khả năng trả nợ của khách hàng
Phòng thẩm định/ Quản lý rủi ro
- Phòng thẩm định/QLRR có trách nhiệm thẩm định hồ sơ tín dụng và chịu trách nhiệm về đề xuất chính
- Không có lợi ích liên quan đối với kết quả phê duyệt, phải đảm bảo tính khách quan của hồ sơ duyệt
Tổng hợp các loại thẩm định tín dụng
- Thẩm định rủi ro tự học xuất nhập khẩu hiệu quả
- Thẩm định tài sản đảm bảo
- Thẩm định tín dụng ngắn hạn
- Thẩm định tín dụng dài hạn
Kết luận
Trên đây chúng tôi đã cung cấp các thông tin chi tiết liên quan tới quy trình tín dụng là gì để bạn tham khảo. Mong rằng những chia sẻ này sẽ đem lại thông tin hữu ích cho bạn. Cảm ơn sự theo dõi của các bạn đọc.
Thông tin được biên tập bởi: taichinhh24h.com.vn
source https://taichinh24h.com.vn/quy-trinh-tin-dung/
Nhận xét
Đăng nhận xét