Bảo lãnh thanh toán ngân hàng là gì? Có mấy loại bảo lãnh cơ bản?
“Bảo lãnh” ngoài được sử dụng trong các công việc liên quan đến pháp luật mà còn được sử dụng trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng với cụm từ “bảo lãnh thanh toán ngân hàng”. Vậy bảo lãnh thanh toán ngân hàng là gì? Hãy cùng Tài chính 24h đi giải đáp khái niệm hay ho này.
Bảo lãnh thanh toán ngân hàng là gì?
Bảo lãnh thanh toán ngân hàng là việc ngân hàng cam kết với lập lệnh bảo lãnh rằng sẽ chi trả, thanh toán một khoản tiền theo quy định cho bên thứ ba trong thời điểm, khoảng thời gian nhất định. Trong trường hợp người lập lệnh bảo lãnh không thực hiện được nghĩa vụ chi trả, thanh toán của mình.
Ngân hàng sẽ không bảo lãnh bất kỳ những vấn đề liên quan đến nghĩa vụ, quyền hạn… của người lập lệnh bảo lãnh với bên thứ ba. Mà chỉ chịu trách nhiệm, nghĩa vụ chi trả, thanh toán trong phạm vi được đề cập tới trong giấy bảo lãnh.
Bảo lãnh ngân hàng sẽ là một giải pháp tuyệt vời cho người lập bảo lãnh và bên thụ hưởng. Bởi ngay cả khi trong những trường hợp người lập lệnh không thể thanh toán theo quy định, người thụ hưởng vẫn sẽ được hưởng như bình thường.
Xem thêm:
- Chứng thư bảo lãnh là gì? Hướng dẫn quy trình xin chứng thư bảo lãnh
- Chi phí chung là gì? Tối ưu Overhead Cost ra sao?
Những hình thức bảo lãnh ngân hàng là gì?
Ngoài mong muốn đi tìm câu trả lời bảo lãnh thanh toán ngân hàng là gì? Thì độc giả cũng rất muốn biết đến những loại bảo lãnh ngân hàng thường gặp để dễ dàng theo dõi và lựa chọn khi có nhu cầu.
Bảo lãnh dự thầu
Bảo lãnh dự thầu có mục đích là đảm bảo số tiền bồi thường trong phạm vi số tiền đã quy định trong lệnh sẽ được thanh toán đầy đủ cho bên người thụ hưởng. Kể cả trong trường hợp người đề nghị bảo lãnh từ chối ký hợp đồng mà đã trúng thầu hoặc không có khả năng làm việc cho nhà thầu sau khi hợp đồng ký kết.
Bảo lãnh bảo hành
Bảo lãnh bảo hành thường được sử dụng trong các lĩnh vực kinh doanh các loại hàng hóa… Đây là sự bảo lãnh đảm bảo sự bồi hoàn cho người thụ hưởng nếu có bất kỳ sự sai sót trong khâu vận chuyển, xây dựng… hoặc không đảm bảo chất lượng máy móc, cơ sở vật chất trong bất kỳ lý do nào.
Số tiền bảo lãnh được quy định trong hình thức bảo lãnh bảo hành phải được đồng ý trong hợp đồng và ngày hết hạn phụ thuộc vào phạm vi hoạt động, mục đích của sự bảo lãnh.
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng cũng là một loại bảo lãnh thường gặp trong đời sống. Bảo lãnh thực hiện hợp đồng sẽ bồi hoàn một khoản tiền cho người thụ hưởng bảo lãnh trong trường hợp đối tác không thực hiện được nghĩa vụ của mình trong hợp đồng.
Số tiền được thanh toán cho người thụ hưởng phải được sự đồng ý, ký kết của các bên ngay khi lập lệnh bảo hành từ ban đầu.
Bảo lãnh thanh toán
Bảo lãnh thanh toán thường được sử dụng cho nhiều đối tượng kinh doanh, xuất/nhập khẩu… bởi nó giảm thiểu rủi ro thanh toán tiền hàng cho những lĩnh vực kinh doanh này.
Bảo lãnh thanh toán là sự đảm bảo thanh toán đủ số lượng hàng hóa cho người bán hàng, xuất khẩu… trong trường hợp người mua không thể thực hiện nghĩa vụ thanh toán như bình thường khi đến hạn.
Số tiền bảo lãnh thanh toán là tổng số tiền hàng hóa cùng những số phí phải trả cho số ngày kéo dài thêm vì đòi bồi thường.
Bảo lãnh nhận hàng
Trong các hình thức bảo lãnh, bảo lãnh nhận hàng sẽ phát hành thêm thư tín dụng. Bảo lãnh nhận hàng tạo điều kiện cho khách hàng có thể lấy hàng mà không cần chờ nhận bộ chứng từ vận chuyển cho bất kỳ lý do nào khác.
Bảo lãnh nhận hàng cần sự đảm bảo từ phía ngân hàng cho Đơn vị vận chuyển, Nhà xuất/nhập khẩu… cho việc giao hàng hóa mà chưa có lệnh xuất trình vận đơn theo đường biển.
Có thể bạn quan tâm:
- Chi phí cơ hội là gì? Cách tính chi phí cơ hội chính xác nhất
- Chi phí hoạt động là gì? Đặc điểm ra sao?
Những lợi ích của bảo lãnh thanh toán ngân hàng
Bảo lãnh thanh toán ngân hàng là gì đến giờ này chắc hẳn ai cũng đã biết rồi. Nhưng vẫn còn những lợi ích của bảo lãnh thanh toán ngân hàng vẫn đang chờ đợi bạn khám phá.
Những lợi ích nổi bật của thanh toán ngân hàng là:
- Tránh được những rủi ro không mong muốn trong tổ chức công ty, doanh nghiệp… của bạn.
- Khách hàng sẽ không phải thanh toán ngay lập tức những chi phí cho đối tác mà ngân hàng sẽ tạm thời đứng ra chi trả theo lệnh bảo lãnh.
- Có thể trì hoãn sự thanh toán, tăng tài sản lưu thông cho những hình thức kinh doanh nhỏ, mới phát triển, vốn xoay vòng.
Trên đây là những thông tin về khái niệm bảo lãnh thanh toán ngân hàng là gì? Cũng như các loại hình thức bảo lãnh thanh toán thường gặp trong đời sống để chúng ta áp dụng linh hoạt trong đời sống thực tế của mình.
source https://taichinh24h.com.vn/bao-lanh-thanh-toan-ngan-hang-la-gi/
Nhận xét
Đăng nhận xét