CIC là gì? CIC hoạt động như thế nào và cách kiểm tra CIC?

Nếu bạn đang tìm hiểu hoặc có ý định thiết lập mối quan hệ tín dụng với các ngân hàng, tổ chức tài chính thì việc tìm hiểu CIC là gì, cách kiểm tra CIC là điều rất quan trọng. Chính vì vậy, bài viết dưới đây của Tài Chính 24H sẽ chia sẽ với các bạn cách hoạt động của CIC cũng như cách kiểm tra CIC chính xác nhất. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết nhé!

CIC là gì?

CIC là viết tắt của cụm từ Credit Information Center, là Trung tâm Thông tin Tín dụng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. CIC có nhiệm vụ thu nhận, lưu trữ, phân tích, xử lý, dự báo thông tin tín dụng nhằm phục vụ cho yêu cầu quản lý của Ngân hàng Nhà nước.

CIC là gì?
CIC là gì?

Các chức năng của CIC bao gồm:

  • Thu nhận, lưu trữ, phân tích, xử lý, dự báo thông tin tín dụng nhằm hỗ trợ cho yêu cầu quản lý Nhà nước của Ngân hàng Nhà nước.
  • Thực hiện các dịch vụ thông tin ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của Pháp luật.

Xem thêm:

Cách hoạt động của CIC

CIC hoạt động dựa trên cách ghi nhận các thông tin về người vay, tài khoản vay, tổ chức cho vay, giá trị khoản vay và quá trình thanh toán được cung cấp từ các ngân hàng, tổ chức tài chính,…

Sau khi ghi nhận các thông tin, CIC sẽ hoạt động bằng cách tổng hợp và cập nhật cơ sở dữ liệu mới nhất để trình bảo với người sử dụng hệ thống có thể dễ dàng nắm bắt lịch sử tín dụng của từng cá nhân, doanh nghiệp một cách cụ thể, rõ ràng.

Dựa vào CIC, ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng xem xét và đưa ra quyết định xem bạn có đủ điều kiện để vay tiền hay không. Thông tin các khoản vay của từng khách hàng đã vay tiền sẽ được hệ thống CIC chia thành 5 nhóm.

  • Nhóm 1: Dư nợ cho vay đủ tiêu chuẩn
  • Nhóm 2: Dự nợ cần chú ý
  • Nhóm 3: Dư nợ dưới tiêu chuẩn
  • Nhóm 4: Dư nợ có nghi ngờ
  • Nhóm 5: Nhóm dư nợ có khả năng mất vốn

Việc phân loại các nhóm trong hệ thống CIC giúp ngân hàng và tổ chức tín dụng xác định được đâu là nợ xấu, đâu là cá nhân có lịch sử vay không đạt tiêu chuẩn và đưa ra giải pháp xử lý.

Phân loại cách hoạt động của CIC
Phân loại cách hoạt động của CIC

Cách kiểm tra CIC chính xác nhất

Để kiểm tra CIC chính xác nhất, các bạn có thế áp dụng 1 trong 3 cách sau:

  • Cách kiểm tra CIC cá nhân tại trung tâm tín dụng.
  • Cách kiểm tra CIC cá nhân thông qua ngân hàng.
  • Cách kiểm tra CIC Online qua website của trung tâm tín dụng CIC.

Cách kiểm tra CIC cá nhân tại trung tâm tín dụng

Bạn có thể kiểm tra CIC cá nhân trực tiếp thông qua trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng nhà nước Việt Nam tại địa chỉ:

  • Hà Nội: Số 10 Quang Trung, Quận Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
  • Hồ Chí Minh: Lầu 1, số 68 Nguyễn Huệ, Quận 1 TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam

Ngoài ra, các bạn cũng có thể tra cứu lịch sử tín dụng CIC tại Công ty Cổ phần Thông tin tín dụng Việt Nam tại:

  • Hà Nội: Phòng 1303B, Tòa nhà Vietcombank, 198 Trần Quang Khải, Phường Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Hồ Chí Minh: Tầng 4, Toà nhà văn phòng 13-13 Bis Kỳ Đồng, Phường 9, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

Lưu ý: Việc tra cứu CIC tại trung tâm tín dụng sẽ mất một phần phí.

Cách kiểm tra CIC cá nhân thông qua ngân hàng

Khi kiểm tra CIC cá nhân thông qua ngân hàng, các bạn cần tuân thủ theo nguyên tắc khi đăng ký vay vốn, ngân hàng hoặc tổ chức tài chính sẽ phải thực hiện việc kiểm tra lịch sử tín dụng CIC để ngân hàng, tổ chức tín dụng quyết định có cho vay hay không.

Cách kiểm tra CIC cá nhân thông qua ngân hàng cụ thể như nhau:

  • Bước 1: Đăng ký vay tiền tại ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng.
  • Bước 2: Cung cấp cho ngân hàng số CMND để tiến hành tra cứu lịch sử tín dụng cá nhân CIC.
  • Bước 3: Sau khi tra cứu, ngân hàng sẽ thông báo kết quả CIC cho bạn.

Có thể bạn quan tâm: Cách xóa nợ xấu CIC mới nhất 2022

Cách kiểm tra CIC Online qua website của trung tâm tín dụng CIC

cách kiểm tra cic
Kiểm tra CIC online dễ dàng

Ngoài cách đến trực tiếp ngân hàng hoặc trung tâm tín dụng để kiểm tra CIC, các bạn có thể dễ dàng thực hiện kiểm tra online qua website của trung tâm tín dụng như sau:

  • Bước 1: Truy cập vào website đăng ký qua đường link https://ift.tt/jAl2RL0.
  • Bước 2: Điền đầy đủ thông tin và đăng thêm 3 hình ảnh mặt trước, mặt sau CMND và một ảnh chân dung để đăng ký tài khoản. Nếu bạn có tài khoản trước đó, có thể đăng nhập ngay.
  • Bước 3: Nhập mã OTP được gửi về điện thoại và xác nhận đăng ký tài khoản, kiểm tra email để lấy thông tin tài khoản và tra cứu.
  • Bước 4: Tra cứu lịch sử tín dụng CIC tại https://cic.gov.vn/.
  • Bước 5: Sau khi đăng ký tra cứu, nhân viên của CIC sẽ gọi cho bạn xác minh một số thông tin cá nhân và nếu xác nhận thông tin chính xác và trùng khớp, kết quả tra cứu sẽ được gửi chi tiết về email.

Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp cho CIC là gì cũng như các cách kiểm tra CIC cụ thể và chi tiết. Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích về CIC và biết cách kiểm tra CIC dễ dàng nhất. Chúc các bạn thành công!

Rate this post


source https://taichinh24h.com.vn/cach-kiem-tra-cic/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Biểu đồ Pareto (Pareto chart) là gì? Ý nghĩa và cách lập biểu đồ

Sideway là gì? Cách xác định xu hướng Sideway trong Chứng khoán

Giám định bảo hiểm y tế là gì? Quy trình giám định bảo hiểm y tế